Tùy theo điều kiện địa chất, quy mô công trình giá thành cọc và đài cọc khi sử dụng cọc nhồi tiết diện nhỏ không cao nhiều so với phương án sử dụng cọc ép truyền thống.
Trong một số trường hợp khi tầng đất yếu dầy, công trình cao , xây dựng trong vùng đất chật hẹp thì giá thành giảm hơn so với sử dụng cọc ép. Tính hiệu quả của cọc khoan nhồi còn thể hiện ở các đặc điểm khác như:
Không gây lún nứt các công trình liền kề khi thi công do đó sẽ không làm phát sinh chi phí đền bù, sửa chữa các công trình lân cận, đẩy nhanh tiến độ thi công.
Khi thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình hiện có xung quanh, đó cũng là ưu điểm lớn nhất cho giải pháp móng nhà xây chen hiện nay.
Quá trình thực hiện thi công móng khoan nhồi đường kính nhỏ dễ dàng, máy thi công nhỏ gọn, có thể vào mọi nhà dân trong thành phố. Không ảnh hưởng đến phần móng và kết cấu các công trình lân cận.
Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ tận dụng hết khả năng chịu lực của bê tông móng cọc do điều kiện tính toán theo lực tập trung. Sức chịu tải trên mỗi đầu cọc cao khoảng 50 tấn đến 185 tấn. Gấp 3 đến 4 lần sức chịu tải của cọc ép.
Đường kính D300: Sức chịu tải từ: 30 – 60 tấn/ cọc.
Đường kính D400: Sức chịu tải từ: 50 – 80 tấn/ cọc.
Đường kính D500: Sức chịu tải từ: 100 – 140 tấn/ cọc.
Giá thành rẻ hơn các loại móng cọc bằng bê tông cốt thép khác nhờ vào khả năng chịu tải trên mỗi đầu cọc cao nên số lượng cọc trong móng giảm. Thêm vào đó phần đài cọc nhỏ gọn góp phần giảm chi phí cho phần cọc.
Độ an toàn trong thiết kế và thi công cao. Bê tông đổ liên tục từ đáy hố khoan lên trên tránh được tình trạng chắp nối giữa các cọc. Nhờ tháp dẫn hướng, độ chênh lệch của cọc đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép.
Thi công nhanh gọn và được giám sát chặt chẽ.
Xác định được địa tầng mà cọc xuyên qua, từ đó xác định chính xác chiều sâu của cọc để đảm bảo an toàn cho công trình. Xác định được độ ngầm của cọc trên nền đất tốt.
Đầu cọc có thể chọn ở cao độ tùy ý cho phù hợp với kết cấu công trình và quy hoạch kiến trúc mặt bằng.